Chuyển thể Doraemon

Phim hoạt hình

Biểu trưng của phim hoạt hình Doraemon từ năm 2005 tới nay.
Bài chi tiết: Doraemon (hoạt hình)

Các tập phim hoạt hình Doraemon bắt đầu được phát sóng trên kênh Nippon Television từ năm 1973[4] tuy nhiên chúng ít được đón nhận và phải ngừng sản xuất sau một thời gian ngắn. Đến năm 1979 kênh TV Asahi bắt đầu sản xuất một loạt phim hoạt hình ngắn mới, loạt phim Doraemon này đã được phát sóng từ đó cho tới hiện tại với khoảng trên 1.700 tập[3]. Các bộ phim hoạt hình ngắn Doraemon đều đạt được tỉ lệ người xem rất cao và được coi là một trong các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phim hoạt hình Nhật Bản[17]. Năm 2005 đài TV Asahi đã công bố các seiyū mới để lồng tiếng cho nhân vật của Doraemon, họ thay thế cho những diễn viên lồng tiếng đã làm việc liên tục gần 20 năm trước đó[18]. Loạt phim hoạt hình này sau khi công chiếu ở Nhật đã được phát sóng trên nhiều nước khác trong đó có những nước chưa phát hành chính thức truyện tranh Doraemon.

Vào năm 1980, phim đầu tiên trong loạt phim hoạt hình chủ đề (mỗi năm sản xuất một tập) được công chiếu, đây là dự định được ấp ủ từ lâu của tác giả Fujimoto[9]. Các phim này có tính chất phiêu lưu hơn khi các nhân vật quen thuộc trong Doraemon đến những nơi nguy hiểm và kì lạ. Nobita và các bạn đã quay về thời kì khủng long, đến những nơi xa xôi trong dải ngân hà, vào đến trung tâm của rừng già châu Phi nơi mà họ đã gặp một giống chó có tính người, xuống tận dưới đáy đại dương, và vào cả trong thế giới phép thuật. Nhiều phim dựa trên những truyền thuyết như Atlantis hay tác phẩm văn học nổi tiếng như Tây du kýNghìn lẻ một đêm. Một số phim có chủ đề khá "nghiêm túc", đặc biệt là về việc bảo vệ môi trường và việc ứng dụng các công nghệ mới. Xê-ri điện ảnh chạm mốc 100 triệu lượt lượt người xem vào năm 2013 tại Nhật Bản[19]. Năm 2014, phim 3D đầu tiên về Doraemon đã được ra mắt với tên gọi Stand by Me Doraemon.

Chuyển thể khác

Tháng 4 năm 2008 thông tin về vở nhạc kịch Doraemon đầu tiên được công bố. Vở kịch này dựa trên phim hoạt hình dài Nobita và hành tinh muông thú (Ngôi sao cảm) và được công diễn tại Không gian Nghệ thuật Tokyo (Tokyo Metropolitan Art Space) từ ngày 4 tháng 9 đến ngày 14 tháng 9 năm 2008. Diễn viên vào vai Doraemon là Mizuta Wasabi, seiyū hiện đang lồng tiếng cho Doraemon cho các loạt phim hoạt hình của TV Asahi[20]. Tương tự các manga nổi tiếng khác, Doraemon sau khi ra đời cũng nhanh chóng được chuyển thể thành các trò chơi điện tử trên nhiều thế hệ máy. Có thể tìm thấy các trò chơi lấy nhân vật chính là Doraemon và các bạn trên máy NES của Nintendo[21], PlayStation của Sony hay mới hơn là trên các máy Wii của Nintendo[22]. Ngoài ra, Doraemon còn xuất hiện trong nhiều bộ trò chơi khác với vai trò như một nhân vật phụ.

Truyện tranh liên quan

Các nhân vật trong bộ truyện Đội quân Doraemon (Đôrêmon Thêm).Các nhân vật trong bộ truyện Doraemon bóng chày.

Do nhu cầu của độc giả với Doraemon là rất lớn trong khi sức làm việc của tác giả Fujiko Fujio chỉ có hạn, nhà xuất bản Shogakukan đã cho xuất bản một số truyện tranh phụ cũng lấy nhân vật chính là Doraemon nhưng do các họa sĩ khác vẽ với chủ đề khác so với các chủ đề thường được Doraemon nhắc tới. Đó là các bộ Đội quân Doraemon-The Doraemons (Doraemon Thêm - tiếng Nhật: ザ・ドラえもんズ) do Tanaka Doumei sáng tác,Đội quận Doraemon thêm-The Doraemons Special do Miyazaki Masaru,Mitani Yukihiro sáng tác theo Đội quân DoraemonDoraemon bóng chày-Dorebase (tiếng Nhật: ドラベース) do Mugiwara Shintaro sáng tác. Cả hai bộ truyện này đều đã được nhà xuất bản Shogakukan xuất bản thành sách và được nhà xuất bản Kim Đồng tái bản theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền tại Việt Nam.[23] Cả hai bộ truyện này đều chỉ tập trung vào nhân vật Doraemon, Dorami hoặc các người máy có hình dáng, tính cách và khả năng tương tự Doraemon. Từ tháng 4 năm 1974 đến tháng 7 năm 1977, tác giả Fujiko Fujio còn sáng tác một loạt truyện tranh cho tạp chí Chagurin có nội dung và nhân vật gần tương tự với Doraemon, đó là manga Cuốn từ điển kỳ bí[24] (キテレツ大百科, Kiteretsu Daihyakka). Bộ truyện này có hai nhân vật chính là cậu bé Kiteretsu cùng chú người máy Korosuke, cả hai có ngoại hình và tính cách rất giống với đôi bạn Nobita - Doraemon. Truyện cũng có bối cảnh, chủ đề và các "bảo bối" gần tương tự với bộ Doraemon. Cuốn từ điển kỳ bí sau đó cũng được chuyển thể thành 331 tập phim hoạt hình ngắn phát trên đài Fuji Television. Cả ba bộ manga Đội quân Doraemon, Doraemon bóng chàyCuốn từ điển kỳ bí đều đã được Nhà xuất bản Kim Đồng mua bản quyền và xuất bản ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Doraemon http://shogakukan.asia/doraemon-4/ http://m.baoxxxx/chi-tiet/san-khausachmy-thuat/Nha... http://www.chinadaily.com.cn/citylife/2007-07/03/c... http://www.animenewsnetwork.com/encyclopedia/anime... http://www.animenewsnetwork.com/encyclopedia/anime... http://www.animenewsnetwork.com/news/2005-03-13/do... http://www.animenewsnetwork.com/news/2007-05-29/fa... http://www.asahi.com/tezuka/kiroku.html http://www.asiatraveltoday.com/2012/09/05/doraemon... http://edition.cnn.com/WORLD/9705/02/cartoon.stamp...